Home Sức khỏe Bệnh sốt xuất huyết có nguy hiểm không?

Bệnh sốt xuất huyết có nguy hiểm không?

Bệnh sốt xuất huyết có nguy hiểm không?

Thời điểm hiện tại, trước tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết tại một số tỉnh thành trên cả nước đang diễn biến phức tạp và đầy nguy hiểm. Với tính chủ quan nên bệnh nhân không đi khám tự điều trị tại nhà dẫn đến bệnh chuyển biến nặng gây nguy hiểm đến tính mạng. Nguyên nhân và độ nguy hiểm bệnh sốt xuất huyết như thế nào? Cách giải quyết khi mắc bệnh sốt xuất huyết

1. Bệnh sốt xuất huyết là gì?

Bệnh truyền nhiễm sốt xuất huyết cấp tính do virus Dengue gây ra. Muỗi vằn truyền virus Dengue chính là nguyên nhân lây lan bệnh. Hậu quả bệnh sốt xuất huyết đôi khi có thể gây đau nhức rất trầm trọng ở khớp và cơ.

Loại Virus Dengue có 4 type huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4 với những triệu chứng khác nhau.

Sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa, thời tiết thuận lời cho muỗi phát triển. Sốt xuất huyết thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Bên cạnh đó bệnh sốt xuất huyết dạng nhẹ sẽ gây sốt cao, phát ban, suy đa tạng, đau cơ và khớp, rối loạn đông máu,… Và nếu bệnh nhân không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời dễ dẫn đến dễ dẫn đến sốt xuất huyết dạng nặng, có thể gây chảy máu nặng, giảm huyết áp đột ngột (sốc) và có thể gây đến tử vong cho bệnh nhân.

>>> https://khutrungxanh.com/cong-ty-dich-vu-phun-thuoc-diet-muoi-hieu-qua-nhat-tai-tphcm/

2. Triệu chứng sốt xuất huyết

2.1. Sốt xuất huyết cổ điển (thể nhẹ)

Chưa có miễn dịch với bệnh đặc biệt với những người đầu tiên mắc phải. Và đây là dạng có biểu hiện các triệu chứng điển hình và không có biến chứng sau này. Thể này thường bắt đầu với triệu chứng sốt và sẽ kéo dài trong vòng 4-7 ngày tính từ sau khi bị truyền bệnh bởi muỗi vằn. Bên cạnh đó còn có những triệu chứng khác như:

  • Sốt cao, lên đến 40,5 độ C
  • Đau phía sau mắt
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Đau khớp và cơ
  • Nhức đầu nghiêm trọng
  • Phát ban.

Phát ban sốt xuất huyết có thể xuất hiện trên cơ thể 3-4 ngày sau khi bắt đầu sốt và sau đó thuyên giảm sau 1-2 ngày và biến mất. Bên cạnh đó, bạn có thể bị nổi ban lại một lần nữa vào ngày sau khi nó biến mất trước đó.

2.2. Sốt xuất huyết có chảy máu

Một số dấu hiệu sốt xuất huyết dạng này thường bao gồm tất cả các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết nhẹ kèm theo tổn thương mạch máu và mạch bạch huyết, chảy máu ở nướu hoặc dưới da, gây ra vết bầm tím, chảy máu cam. Nguy hiểm nhất có thể gây đến tử vong.

2.3. Triệu chứng sốt xuất huyết dengue (hội chứng sốc dengue)

Loại bệnh này là dạng nặng nhất của bệnh sốt xuất huyết – bao gồm tất cả các biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết nhẹ cộng với các triệu chứng chảy máu, chảy máu ồ ạt trong và ngoài cơ thể, sốc (huyết áp thấp), kèm theo huyết tương thoát khỏi mạch máu.

Thể này thường xảy ra trong lần nhiễm trùng sau, khi bạn đã có miễn dịch thụ động (do mẹ truyền sang) đối với một loại kháng nguyên virus hoặc chủ động (do đã từng mắc bệnh). Ngoài ra, Dengue thường biểu hiện nặng đột ngột sau 2 đến 5 ngày ( gọi giai đoạn hạ sốt). Thể loại rồi của bệnh thường xảy ra ở trẻ em (đôi khi ở người lớn cũng có thể mắc phải). Bên cạnh đó, bệnh này có thể gây tử vong, đặc biệt là ở thanh trẻ em và thiếu niên.

2.4. Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em

Những dấu hiệu sốt cao sẽ thường xảy ra ở trẻ em khi mắc bệnh sốt xuất huyết từ 3 ngày, khiến bố mẹ thường nhầm là nhiễm khuẩn đường hô hấp hay cảm cúm.

3. Bệnh sốt xuất huyết diễn biến như thế nào như thế nào?

Thông thường bệnh sốt xuất huyết trải qua ba giai đoạn: Đầu tiên giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và cuối cùng giai đoạn hồi phục.

3.1. Giai đoạn sốt

Biểu hiện của sốt xuất huyết

  • Sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C, sốt liên tục, uống thuốc hạ sốt nhưng không giảm nhiệt độ
  • Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn
  • Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.
  • Thường có chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam
  • Da xung huyết

Xét nghiệm trong giai đoạn này:

  • Xét nghiệm Dengue NS1 (+)
  • Số lượng bạch cầu thường giảm.
  • Số lượng tiểu cầu bình thường hoặc giảm dần (nhưng còn trên 100.000/mm3).
  • Hematocrit bình thường.

3.2. Giai đoạn nguy hiểm:

Dấu hiệu của giai đoạn này

  • Biểu hiện thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch (thường kéo dài 24 – 48 giờ)
  • Nếu thoát huyết tương nhiều sẽ dẫn đến sốc do giảm khối lượng tuần hoàn với các biểu hiện vật vã, bứt rứt hoặc li bì, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt, tiểu ít.
  • Tràn dịch màng phổi có biểu hiện: Đau ngực, cảm giác tức nặng ngực, đau ngực tăng khi thay đổi tư thế, khó thở.
  • Gan to: Đau tức vùng hạ sườn phải hoặc vùng thượng vị.
  • Tràn dịch màng bụng: Bụng to nhanh, chướng bụng, khó thở.

Xuất huyết:

  • Xuất huyết dưới da: Nốt xuất huyết hoặc mảng xuất huyết thường ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn.
  • Xuất huyết nội tạng như tiêu hóa, phổi, não với biểu hiện nôn ra máu, đi tiểu ra máu, ho ra máu, ra máu âm đạo bất thường, rong kinh….
  • Xuất huyết ở niêm mạc: Chảy máu mũi, lợi, tiểu ra máu. Kinh nguyệt kéo dài hoặc xuất hiện kinh sớm hơn kỳ hạn.

Một số trường hợp nặng có thể có biểu hiện suy tạng như viêm gan nặng, viêm cơ tim, viêm não. Cùng với những biểu hiện nặng này có thể xảy ra ở một số người bệnh không có dấu hiệu không sốc hoặc thoát huyết tương rõ.

Các xét nghiệm:

  • Hematocrit tăng biểu hiện của thoát dịch khỏi lòng mạch, máu cô.
  • Men gan tăng
  • Trong trường hợp nặng có thể có rối loạn đông máu.
  • Số lượng tiểu cầu giảm dưới 100.000/mm3 (<100 G/L).
  • Siêu âm hoặc X – quang có thể phát hiện tràn dịch màng bụng, màng phổi

3.3. Giai đoạn hồi phục

Khoảng thời gian từ 24 – 48 giờ của giai đoạn nguy hiểm, có hiện tượng tái hấp thu dần dịch từ mô kẽ vào bên trong lòng mạch của bệnh nhân. Và giai đoạn này kéo dài 48 – 72 giờ. Dấu hiệu tiếp theo là người bệnh hết sốt, toàn trạng tốt lên, thèm ăn, tiểu nhiều, huyết động ổn định. Và khi đó xét nghiệm các chỉ số dần trở về bình thường không ảnh hưởng đến tính mạng.

Xem thêm: